Để hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến quan trắc môi trường, mỗi đơn vị phải được cấp giấy phép môi trường. Thế nhưng để được cấp chứng chỉ, các doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện. Đó là những tiêu chí nào?
Yêu cầu để được cấp Giấy phép môi trường
Theo quy định được ban hành trong Thông tư 42/2013/TT mà Bộ Tài nguyên môi trường đã ban hành mới nhất, để được cấp Giấy phép môi trường (GPMT) hay còn hiểu là giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, dịch vụ về quan trắc môi trường phải đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
Được cấp phép, quyền hoạt động trong lĩnh vực phân tích môi trường
Được cấp quyền hoạt động quan trắc môi trường trong giấy chứng nhận về các hoạt động khoa học công nghệ hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng đầu tư do các cơ quan quản lý có thẩm quyền, chức năng cấp.
Điều kiện về nhân lực
– Người đứng đầu, lãnh đạo phải có bằng cấp tối thiểu là đại học
– Có đủ nhân lực để thực hiện các hoạt động về môi trường theo giấy chứng nhận đã được cấp
– Phòng thí nghiệm phải có quản lý; trưởng nhóm phân tích và cán bộ kiểm soát chất lượng phải tốt nghiệp từ một trong các ngành: môi trường, sinh học, hóa học, vật lý hạt nhân, thổ nhưỡng, địa chất, phóng xạ, địa lý,…
– Đối với cán bộ trong phòng thí nghiệm phải có bằng trung cấp về môi trường trở lên
Xem thêm: Tổng quan về hệ thống sục khí AWTS trong xử lý nước thải [new 2023]
Kinh nghiệm chuyên môn
Đối với quản lý phòng thí nghiệm: trên 5 năm đối với trình độ Đại học; 3 năm đối với Thạc sỹ và 2 năm đối với Tiến sỹ.
Trưởng nhóm phân tích có trên 18 tháng kinh nghiệm và sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên sâu về phân tích môi trường có trong phòng thí nghiệm
Trang thiết bị – máy móc phân tích môi trường
Phòng thí nghiệm có đầy đủ các máy móc – thiết bị và hóa chất cần thiết để phân tích các chỉ tiêu, thông số về các thành phần của môi trường như: đất, nước, không khí,…theo đúng quy định.
Phòng thí nghiệm có trụ sở cố định, đảm bảo các tiêu chí về ánh sáng, diện tích, nhiệt độ, độ ẩm, khử trùng, thông gió,…theo tiêu chuẩn.
Các trang thiết bị, máy móc có quy trình vận hành và bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ về an toàn lao động đối với các cán bộ tham gia vào nhiệm vụ phân tích môi trường
Có quy trình sử dụng, bảo quản hóa chất phục vụ cho việc phân tích mẫu
Có phương pháp lưu mẫu, xử lý mẫu theo quy chuẩn của nhà nước.
Đảm bảo các công tác an toàn khác như: vệ sinh công nghiệp, phòng chát chữa cháy cũng như thu gom và xử lý chất thải, nước thải phòng thí nghiệm theo quy định.
Xem thêm: [Chia sẻ] Các loại quan trắc môi trường hiện nay
Nội dung của Giấy phép môi trường
Căn cứ vào các điều kiện trên, Giấy phép môi trường sẽ được cấp cho doanh nghiệp và ghi rõ một số nội dung về phạm vi và lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định. Các đơn vị này sau đó có thẻ hoạt động trong lĩnh vực phân tích môi trường ở phạm vi cho phép.
Khi chưa đủ điều kiện thì các đơn vị này sẽ nhận lại công văn ghi rõ lý do cụ thể từ Tổng cục môi trường theo đúng quy trình cụ thể đã được quy định tại Nghị định số 27/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 20/03/2013.
Để có những phương án xử lý môi trường tốt nhất, Quý khách hàng có thể liên hệ tới môi trường Thành Tín để được hỗ trợ và tư vấn! Hotline liên hệ: 0964.511.345.